![]() |
Lãnh đạo Chuyên môn, Công đoàn Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là những người đầu tiên tham gia hiến máu |
Phong trào hiến máu tình nguyện là hoạt động thường niên của Bưu điện Việt Nam và được chú trọng triển khai sâu rộng tại các địa phương. Nhiều cán bộ công nhân viên của Bưu điện Việt Nam không chỉ coi việc hiến máu cứu người đơn thuần là tinh thần tương thân, tương ái, là sự sẻ chia mà còn là trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng.
Hàng trăm cán bộ, công nhân viên của Bưu điện Việt Nam đã từng tham gia hiến máu tình nguyện trên 10 lần. Tiêu biểu là anh Đào Văn Chính, Bưu điện Thành phố Hà Nội. Anh Chính có nhóm máu hiếm Rh- (Ở Việt Nam, nhóm máu Rh- chỉ chiếm 0,04%), đã từng tham gia hiến máu và tiểu cầu gần 20 lần. Bất kể thời gian nào, dù đêm hay ngày, mùa đông hay mùa hè, anh Chính luôn có mặt khi có trường hợp cấp cứu cần truyền nhóm máu hiếm.
Gần đây nhất, ngày 14/8/2019 anh Chính đã hiến tiểu cầu cứu sống một bệnh nhân nhỏ tuổi bị suy tủy xương đang trong tình trạng nguy kịch tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
![]() |
Gần 500 cán bộ, công nhân viên đã có mặt tại trụ sở Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, số 5 Phạm Hùng, Hà Nội để làm thủ tục đăng ký hiến máu. |
Chị Trần Thị Yến, Văn phòng Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là một trong số những cán bộ tích cực tham gia hoạt động này. |
Chị Trần Thị Yến, Văn phòng Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chia sẻ, “Chương trình hiến máu nhân đạo là một hoạt động thiết thực và rất nhân văn. Mỗi chương trình hiến máu tình nguyện được tổ chức đều nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên, bởi chúng tôi coi ngày này như là một ngày hội chia sẻ vì cộng đồng, để đem lại sức khỏe, niềm vui, niềm hạnh phúc cho các bệnh nhân, gia đình và xã hội”.
![]() |
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, ông Chu Quang Hào phát biểu khai mạc chương trình |
Theo ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp có sứ mệnh phục vụ cộng đồng, do đó bên cạnh việc đảm bảo hoạt động tốt nhất những dịch vụ bưu chính công ích, các hoạt động an sinh xã hội như quyên góp ủng hộ đồng bào khó khăn, gây quỹ từ thiện, hiến máu nhân đạo... cũng luôn được quan tâm, triển khai một cách bài bản.
Bên cạnh việc tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện, các đơn vị của Bưu điện Việt Nam trên toàn quốc sẽ phối hợp với Hội chữ thập đỏ địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ công nhân viên tại các cơ quan, đoàn thể, chính trị - xã hội và người dân đủ điều kiện sức khỏe hưởng ứng và tham gia chương trình “Bưu điện Việt Nam - Những giọt máu hồng” nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh cần máu tại tất cả các vùng miền trên cả nước.
Để chương trình này lan tỏa rộng khắp hơn nữa, mỗi cán bộ, công nhân viên và người lao động trên toàn mạng lưới Bưu điện cũng sẽ tích cực chia sẻ những thông tin, hình ảnh đẹp về hoạt động hiến máu, góp phần kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hiến máu cứu người.
![]() |
Chương trình Hiến máu cứu người sẽ được triển khai rộng khắp trên toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam trong tháng 8/2019. |
Ngoài hoạt động hiến máu nhân đạo thường niên mà Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đang triển khai, Bưu điện Việt Nam và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam còn hợp tác trên nhiều lĩnh vực, điển hình như việc hai đơn vị đã phối hợp đặt gần 700 thùng quỹ nhân đạo trên tất cả các bưu cục cấp 1, cấp 2 trên toàn quốc.
Xuân Thạch
" alt=""/>63 Bưu điện tỉnh, thành phố đồng loạt tổ chức hiến máu nhân đạoNgày 23/11/2021, nghị quyết 41C/15 của Đại hội đồng UNESCO thống nhất cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 - 2022).
UNESCO đánh giá Hồ Xuân Hương có tư tưởng nhân văn mang tính nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những nữ nhà thơ tiêu biểu của châu Á. Lúc sinh thời, bà đã thể hiện tư tưởng vượt qua thời đại, một nhà hoạt động vì bình đẳng giới từ những ngày đầu.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Hồ Xuân Hương là bậc nữ sĩ kỳ tài, là một hiện tượng đặc sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Có thể nói tiếng nói vang dội nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đấu tranh đòi nữ quyền: quyền bình đẳng, quyền được yêu thương, hạnh phúc, quyền được công khai hiện diện trong cuộc sống với tất cả những gì mà tạo hóa ban cho người phụ nữ và cho con người.
"Hôm nay, về lại quê của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, quê hương của Bác Hồ kính yêu, chúng ta nhận thấy sự đổi thay, phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.
Kết quả đó là sự minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà, mở ra một thời kỳ phát triển đầy triển vọng, xây dựng quê hương Nghệ An không chỉ là tỉnh khá, mà là tỉnh tốt của cả nước; là trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, KHCN, y tế, văn hoá… của vùng Bắc Trung Bộ", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Quốc Huy - Trần Tuyên
" alt=""/>UNESCO vinh danh 'bà chúa thơ Nôm' Hồ Xuân HươngMột buổi chiều mùa hè, chúng tôi tìm đến quán sửa xe bên vỉa hè, khá đặc biệt. Mấy chục năm nay, quán sửa xe với tên gọi ngắn ngọn - 'Bông', ở Tôn Thất Thuyết, TP Đông Hà là điểm sửa xe của hàng trăm người.
![]() |
Ở tuổi 86 và 82, hàng ngày ông bà ở cạnh nhau, cần mẫn sửa xe và rất nhanh nhẹn. |
Chủ quán sửa xe là ông Lê Bông (SN 1933) và bà Lê Thị Xá (SN 1937), đều đã trên 80 tuổi nhưng vẫn tự tay sửa xe cho khách. Ông bà có thâm niên sửa xe 59 năm, kể từ lúc hai người nên duyên vợ chồng.
Khi chúng tôi tò mò hỏi về nghề sửa xe, bà Xá cho hay, năm 12 tuổi ông Bông đã thích học nghề sửa xe. Ban đầu, ông học lén ở các quán, rất lâu sau, mới mạnh dạn đi học nghề. Có nghề rồi, ông quyết định ra Quảng Trị mở quán sửa xe thì hai người gặp nhau, tình cảm cũng chớm nở.
Năm 1975, từ quê ông ở Quảng Trị, hai người quyết định ra Đông Hà, phục vụ nhu cầu sửa xe cho người dân ở đây và trung thành gắn bó với địa điểm này cho đến bây giờ.
![]() |
Tình yêu của ông bà đơn giản là được ở cạnh nhau và có những tiếng cười lạc quan bên công việc. |
Mấy chục năm qua, người dân ở Quảng Trị đã quen với hình ảnh 2 ông bà sát cánh bên nhau, ngày nắng cũng như ngày mưa sửa xe tại quán.
Lúc đầu quán của ông bà chỉ sửa xe đạp, sau sửa thêm xe máy. Bà Xá tủm tỉm cười bảo, trước đây chưa từng nghĩ bà có thể sửa xe cùng ông, như hai người thợ thực thụ. Lúc đó, bà chỉ muốn ở cạnh ông nên ban ngày ông sửa xe thì bà bán nước giải khát.
Về sau, chính tình yêu nghề nơi ông đã khiến bà quyết định cùng ông gắn bó với nghề này.
Bà tâm sự, lúc ấy cuộc sống chật vật, để kiếm được cái nghề kiếm sống rất khó khăn nên bà không ngần ngại. Gia đình, mọi người xung quanh có khuyên ngăn bà nên chọn công việc khác, nhẹ nhàng hơn nhưng bà nghĩ có công việc làm là được rồi.
Lúc mới mở quán, có nhiều người đến nhận làm học trò của ông bà để học nghề sửa xe. Đến năm 1975, ông Bông đi làm ở hợp tác, không nhận học trò nữa, lúc ấy quán xá một tay do bà Xá tiếp quản.
Một mình bà, thân gái yếu đuối nhưng bà vẫn làm tốt các công việc ở quán thay ông và được mọi người hết lời khen ngợi.
Tình yêu dung dị hơn nửa thế kỉ
Ông Bông bị lãng tai đã lâu, bà Xá bảo, hai người yêu nhau nhưng ít nói lắm, bà nói nhưng ông không nghe nên dần dà cũng quen. Các công việc ở quán từ giao tiếp đến trao đổi giá cả với khách chủ yếu do bà Xá thực hiện, sau đó bà ra hiệu cho ông hiểu.
![]() |
Đã 59 năm, ông bà luôn bên nhau, hỗ trợ nhau trong công việc cũng như cuộc sống. |
Cụ bà còn tâm sự, khi bà giận ông việc gì, bà sẽ nói ra cho thoải mái tâm trạng chứ không nỡ giận ông lâu.
Thu nhập từ quán sửa xe của ông bà không ổn định, ngày cao nhất được 200 nghìn đồng. Những ngày ít khách hơn, công việc chỉ đủ để trang trải thuốc thang, chi phí sinh hoạt hai vợ chồng.
Nhưng bà bảo, chỉ cần kiếm được tiền là ông bà cảm thấy vui, 'thi thoảng có việc cần cũng có chút ít để cho con, cho cháu. Ý nghĩa nhất là có tiền để động viên cháu chắt lúc học hành, thi cử'.
'Những hôm ông đau, phải đóng quán, bà và ông buồn lắm, chỉ mong ông nhanh lành bệnh, mở quán, sửa xe lại. Mình có cái để làm, vừa có ích vừa cảm thấy vui, ở không tay chân cứ bồn chồn lắm', bà nói.
![]() |
Cụ ông hăng say làm việc, quên luôn tuổi của mình. |
Sống dung dị bên cạnh nhau, hai ông bà có thói quen cùng nhau thức dậy sớm để tập thể dục. Sau đó, ông quét nhà, bà giặt áo quần. Mỗi người một tay lo việc nhà rồi ông bà ra mở quán sửa xe, cùng ăn sáng để bắt đầu ngày làm việc mới.
Bà cho biết, ông bà có với nhau 8 mặt con, có 45 cháu nội, ngoại, chắt. Con cháu vì thương ông bà vất vả, nhiều lần can ngăn ông bà ở nhà, giữ gìn sức khỏe nhưng đã quen với công việc, thấy vận động tay chân cũng giúp khỏe người nên ông bà vẫn mải mê với công việc.
'Ở tuổi ông với bà, trời cho mình khỏe mạnh, làm lụng được đã là diễm phúc rồi, bà chỉ mong có vậy, con cháu cũng bớt đi phần lo toan, đỡ vất vả', bà Xá cởi mở khoe.
Cụ bà bộc bạch rằng, khách đến quán toàn là khách quen. Người ta thường đến phần vì cần sửa xe, phần vì cảm phục ý chí của ông bà, dù tuổi đã cao nhưng luôn cố gắng, không muốn làm gánh nặng cho ai.
Đến mùa đi học, ông bà sửa xe không ngơi tay. Hết người bán xe cũ nhờ ông bà gia công, sơn sửa lại để bán, lại đến kẻ hỏi mua xe, người sửa xe, đó là lúc ông bà cảm thấy mệt mà vui nhất.
Quán của ông bà luân phiên người ra kẻ vào. Lúc khách dắt xe đến quán, bà cụ sẽ lắng nghe chủ nhân chiếc xe trình bày vấn đề. Sau đó, bà Xá nhìn một lượt rồi phán 'bệnh' cho xe và ra dấu cho ông cụ hiểu. Cụ ông lụ khụ đi ra kiểm tra xem xe bị lỗi gì.
Trong quá trình sửa, ông liên tục gọi bà phụ giúp ông. Lúc thì ông nhờ bà lấy cái cờ lê, cái ốc vít, khi thì cái búa, cái lốp.
Cứ như thế, từ khi còn xuân xanh cho đến khi tóc đã bạc, hai người đều ở cạnh nhau. Tình yêu dung dị hơn nửa thế kỉ của ông bà đã vượt qua tất cả. Hình ảnh đẹp ấy đã hình thành nét đặc trưng riêng, đã 44 năm qua in hằn trong tâm trí của nhiều người dân ở Quảng Trị.
Ở tuổi 102, cụ bà Trương Thị Con (SN 1917, trú thôn Mai Xá, Gio Mai, Gio Linh) sở hữu kho báu vô giá gồm 12 người con và 176 đứa cháu nội, ngoại.
" alt=""/>Tình yêu của vợ chồng U90 trong quán sửa xe ở Quảng Trị